Tìm hiểu ngay: nhập trạch nhà mới thế nào cho đúng?

Nhập trạch nhà mới là một trong những nghi thức quan trọng trong lễ cúng nhà mới của người Việt Nam. Vậy nhập trạch nhà mới thế nào cho đúng? Hãy cùng nấu cỗ 29 tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Cần chuẩn bị những gì khi nhập trạch nhà mới?

Tìm ngày tốt làm lễ nhập trạch

Một ngày thích hợp để chuyển nhà cần đáp ứng đầy đủ các yếu tố sau: Là ngày có hoàng đạo đẹp và hợp với tuổi mệnh của gia chủ.

Chuẩn bị mâm đồ cúng (lễ vật) 

Mâm cúng nhập trạch thường gồm ba phần chính: ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Có thể chia thành ba mâm nhỏ hoặc bày chung trên một mâm lớn, tùy theo điều kiện gia đình. 

- Ngũ quả: Lựa chọn 5 loại trái cây theo mùa, có thể ít hơn hoặc nhiều hơn. Miễn sao mâm trái cây trông tươi ngon và đẹp mắt.

- Hương hoa: Gồm một bình hoa tươi cúng nhà mới (có thể là hồng, cúc hoặc ly), cặp đèn cây, nhang, trầu cau, vàng mã và 3 hũ nhỏ chứa muối và gạo nước.

-  Mâm cơm cúng chuyển nhà: Tùy thuộc vào quan niệm thờ cúng, chúng ta có thể lựa chọn mâm cơm chay hoặc mâm cơm mặn để cúng chuyển nhà.

Nếu là mâm cỗ mặn thì gồm bộ tam sên (thịt luộc, tôm luộc và trứng vịt luộc), heo quay hoặc gà luộc, xôi hoặc cháo và các món mặn khác tùy ý. Nếu là mâm cơm chay, chúng ta có thể chuẩn bị các món như rau củ xào, canh rau củ, đậu hũ, xôi đậu, chè, bánh kẹo và các món chay khác tùy ý.

Ngoài ra mâm cơm cúng nhập trạch còn có thêm 3 ly rượu, 3 ly trà và 3 điếu thuốc.

Chuẩn bị văn khấn

Phần văn khấn nhập trạch khi chuyển nhà bao gồm hai phần chính là văn khấn thần linh và văn khấn gia tiên. Tuy nhiên, cần đọc văn khấn thần linh trước khi đọc văn khấn gia tiên. Bài văn khấn này thể hiện mong ước của gia chủ. Xin phép di chuyển bàn thờ đến ngôi nhà mới. Cần đọc một cách liền mạch và tỏ lòng thành tâm

Chuẩn bị các vật phẩm (đồ vật) khác

  • Đặt bếp than ở giữa cửa chính.

  • Chiếu (hoặc nệm) đang sử dụng.

  • Theo thủ tục nhập trạch, các thành viên khi bước vào nhà không được phép đi tay không. Mọi người phải cầm theo các đồ vật may mắn như: Chổi mới, bếp nấu (như bếp gas, bếp dầu, không sử dụng bếp điện vì trong quan niệm dân gian, bếp điện không có ngọn lửa nên không tốt), gạo, muối, vàng, tiền bạc và những vật may mắn khác…

Thủ tục nhập trạch nhà mới thế nào cho đúng?

Nhập trạch nhà mới thế nào cho đúng là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Dưới đây là các bước, gia chủ có thể tham khảo:

Bước 1: Gia chủ đốt một lò than nhỏ và đặt ngay tại cửa ra vào.

Bước 2: Sắp xếp đồ cúng lên mâm một cách đẹp mắt. Sau đó chuẩn bị tất cả những gì cần thiết cho lễ cúng chuyển nhà mới.

Bước 3: Chủ nhà bước qua lò than đầu tiên cầm theo bát hương và bài vị gia tiên. Lần lượt các thành viên khác trong gia đình bước qua lò than. Mang theo những đồ vật may mắn như hoa, tiền...

Bước 4: Sau khi gia chủ bước vào nhà, đầu tiên là khai thông không gian. Bằng cách bật tất cả đèn điện và mở cửa sổ, cửa ra vào.

Bước 5: Tiến hành sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài và bàn thờ thổ địa. 

Bước 6: Chủ nhà thắp nhang và đọc văn khấn, các thành viên trong gia đình chắp tay thành tâm.

Bước 7: Sau khi đọc văn khấn, chủ nhà bật bếp và nấu nước pha trà. Theo quan niệm phong thủy, việc nấu nước và pha trà có ý nghĩa khai hỏa. Tạo ra sinh khí và sức sống cho ngôi nhà mới.

Bước 8: Thực hiện lễ hóa tiền vàng, lấy rượu rưới lên tàn tro.

Bước 9: Đặt 3 hũ muối, gạo và nước trên bàn thờ ông Công ông Táo – biểu trưng cho sự đầm ấm và đủ đầy.

Bước 10: Kết thúc buổi lễ thủ tục nhập trạch, mang lễ vật vào trong ngôi nhà mới.

Lời kết

Lễ nhập trạch luôn được gia chủ coi trọng và tiến hành một cách đầy đủ nghi thức nhất. Với bài viết ‘’nhập trạch nhà mới thế nào cho đúng’’, nấu cỗ 29 hy vọng bạn sẽ có lễ nhập trạch suôn sẻ. 

Tham khảo: Gợi ý mâm cúng về nhà mới đơn giản đầy đủ ý nghĩa

Bình luận ()

Món mới
& Khuyến mại

Cập nhật những thông tin khuyến mại mới nhất của "Nấu Cỗ 29", để thực khách có thể nắm bắt một cách nhanh nhất.

Chi tiết

ĐĂNG KÍ EMAIL THEO DÕI

Để luôn nhận được những thông tin khuyến mãi từ chúng tôi
Go to top